Các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam năm 2023

Trong việc phát triển Kinh Tế Sản Xuất Tập Trung, chúng ta hay nghe thấy khái niệm “Các vùng kinh tế”. Qua bài viết này, hi vọng chúng tôi sẽ cung cấp được cho các Nhà Đầu Tư bức tranh toàn cảnh về các Vùng Kinh tế trọng điểm của Việt Nam (Tính đến thời điểm 2023).

Vùng kinh tế trọng điểm là gì

Theo các tài liệu nghiên cứu được công bố: “Vùng kinh tế trọng điểm là Một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước”.

Như vậy có thể thấy rằng, sự hình thành và phát triển của các Vùng Kinh Tế này đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, tạo thành một hệ “xương sống” trong kinh tế đất nước.

Việt Nam hiện có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?

Hiện nay, Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng điểm, với các định hướng phát triển riêng. Điều này giúp nâng cao sức mạnh tổng hợp của các địa phương cùng nằm trong vùng kinh tế, đồng thời cũng là quy hoạch phát triển riêng theo đúng lợi thế của các khu vực để xây dựng 1 bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam đa dạng và giàu sức cạnh tranh.

      1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ:

Bao gồm 7 tỉnh miền Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Tập trung vào xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao; ngân hàng, tài chính; y tế chuyên sâu; công nghiệp phụ trợ.

Khẳng định vai trò trung tâm đầu não Chính Trị của cả nước và đầu tầu phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, đào tạo nhân lực chất lượng cao, y tế, nghiên cứu khoa học, trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ cùng với Vùng Kinh tế phía Nam.

      2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Bao gồm 5 tỉnh miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Tập tập trung vào du lịch biển, du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp hóa dầu, công nghiệp quốc phòng; dịch vụ cảng biển.

      3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bao gồm 8 tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

Tập trung vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử; công nghiệp chế biến chế tạo; kinh tế số; tài chính ngân hàng; bất động sản.

      4. Vùng Kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bao gồm 4 tỉnh: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Tập trung vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hóa về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản.

Hải Phòng – Thành phố Công Nghiệp lâu đời tại Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Trong Nghị Quyết Số: 30-NQ/TW năm 2022 về Phát triển Kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính Trị đã chỉ ra định hướng phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm Cảng Biển, Công Nghiệp và Logistics của Miền Bắc. Trong những năm qua, Hải Phòng với những bước phát triển mạnh mẽ, đã ghi dấu nhiều ấn tượng trong phát triển kinh tế và thu hút FDI & DDI.

Hải Phòng hiện có 11 Khu Công Nghiệp đang hoạt động, với tổng diện tích Quy hoạch gần 4.800ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình trên 60% và thu hút 36.2 tỷ USD vốn đầu tư.

vung-kinh-te-trong-diem

Kết nối địa lý của KCN Nam Đình Vũ

Kế thừa hoàn toàn các lợi thế riêng có của thành phố Hải Phòng, Khu Công Nghiệp Nam Đình Vũ hưởng trọn các lợi ích độc đáo về Cảng Biển, Công Nghiệp và Logisitcs tập trung. Khu Công Nghiệp Nam Đình Vũ đã đồng hành và phát triển cùng Hải Phòng để đưa bán đảo Đình Vũ trở thành điểm sáng thu hút đầu tư tại Miền Bắc, đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ.

Thông tin thêm về khu công nghiệp Nam Đình Vũ xin vui lòng xem thêm tại đây.