Vốn FDI BĐS công nghiệp có dấu hiệu tăng mạnh

Hiện nay, với những chuyển biến tích cực của thị trường thế giới đã đem lại những tín hiệu tốt đẹp cho việc phục hồi và phát triển bất động sản công nghiệp. Trong năm 2021, đặc biệt là năm 2022, tín hiệu phục hồi này càng trở nên rõ rệt bằng việc đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam với nguồn vốn FDI bđs công nghiệp ấn tượng. Bên cạnh đó, những thách thức, khó khăn vẫn đang là bài toán khó cần được giải quyết kịp thời để mang lại sự phát triển lâu dài, bền vững cho bđs công nghiệp tại Việt Nam. 

1. Những thống kê tích cực về nguồn vốn FDI bđs công nghiệp đầu năm 2022  

Chỉ trong một tháng đầu năm, cụ thể tính đến ngày 20/01/2022, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hiện cả nước có 103 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng mức vốn đăng ký đạt gần 388 triệu USD, tăng gần 2,2 lần về số dự án. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, có 71 lượt dự án FDI bđs công nghiệp đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 1,27 tỷ USD. Như vậy, tổng mức vốn thực hiện của các dự án FDI bđs công nghiệp ước đạt 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, đến ngày 20/3, tổng vốn FDI bđs công nghiệp đăng ký đạt lên đến 8,9 tỷ USD, bằng 87,9% so với cùng kỳ năm trước với 322 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký đạt 3,21 tỷ USD. Và đây cũng là cột mốc đáng ghi nhận với nguồn vốn thu về cao nhất trong 5 năm là 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Bình Dương là tỉnh dẫn đầu cả nước đạt  2,3 tỷ USD, tiếp sau là Bắc Ninh và Thái Nguyên. 

Như vậy, trong quý I này, có thể thấy được sự phục hồi “ngoạn mục” của thị trường bất động sản công nghiệp trong việc thu hút nguồn vốn FDI bđs công nghiệp . Cụ thể, vào cuối tháng 2 Tập đoàn Framas – nhà sản xuất máy ép phun hàng đầu của Đức đã quyết định đầu tư trực tiếp vào  khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) với hợp đồng thuê thời hạn 10 năm. Đến giữa tháng 3, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) được cấp phép đầu tư dự án thuộc khu công nghiệp VSIP III (Bình Dương) với  tổng vốn hơn 1 tỷ USD.

FDI bđs công nghiệp
Nguồn: https://tuoitre.vn/  

2. BĐS công nghiệp vẫn còn những hạn chế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, chất lượng quản lý và thủ tục hành chính còn chưa tốt

Theo GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, cho rằng một một vấn đề mấu chốt, cơ bản hiện nay đó là việc quản lý chất lượng KCN và lập luận thủ tục hành chính đang được tiến hành một cách cứng nhắc, phức tạp, không đem lại hiệu quả. Quy trình để doanh nghiệp được cấp phép đầu tư diễn ra vô cùng phức tạp với rất nhiều thủ tục, giấy tờ, làm hao phí khá nhiều thời gian cho các nhà đầu và điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư FDI bđs công nghiệp của họ.  

Thứ hai, chưa có chiến lược dài hạn

Theo nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, hiện nay Việt Nam đã và đang hưởng lợi rất nhiều từ sự chuyển dịch sản xuất và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, tuy nhiên nếu không có chiến lược cụ thể, dài hạn thì sự tăng trưởng như hiện nay chỉ mang tình nhất thời, không đem lại sự phát triển bền vững. Ông nói thêm “Ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ nghe nói về một kế hoạch nào khoảng 50 năm hoặc dài hơn. Chúng ta hầu như chỉ có kế hoạch 5 năm rồi 10 năm, hoặc theo kiểu “kế hoạch 5 năm tầm nhìn 10 năm. Tôi cho rằng, Việt Nam cần phải có một chương trình đầu tư dài hạn cho bất động sản công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung”.

FDI bđs công nghiệp
Vẫn còn những hạn chế để thu hút vốn FDI bđs công nghiệp

Thứ 3, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện

Yếu tố về cơ sở vật chất, hạ tầng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp, tuy nhiên ở khâu này, Việt Nam ta vẫn chưa đảm bảo so với các nước hiện nay. Ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc bộ phận cho thuê văn phòng và công nghiệp của CBRE Việt Nam nhận định, nếu việc kết nối hạ tầng đến các cảng biển, cảng sông và các thị trường tiêu thụ lớn không được đầu tư bài bản, tiến hành nhanh chóng, sẽ làm chậm quá trình đầu tư, xây dựng tại các khu đất. Ông còn cho rằng “Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản công nghiệp ở Việt Nam hao tổn nhiều thời gian, chi phí cho cơ sở hạ tầng hơn so với Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia hay Philippines”.

3. BĐS KCN Nam Đình Vũ – hỗ trợ tốt nhất nhu cầu cho các Nhà đầu tư

Dự án khu công nghiệp Nam Đình Vũ (chủ đầu tư: Sao đỏ Group), được khởi công vào năm 2009, tại Hải Phòng. Dự án được nhiều chuyên gia đánh giá là khu công nghiệp tiềm năng, hội tụ nhiều ưu thế để phát triển trong tương lai. Đặc biệt, cho tới nay, Nam Đình Vũ đã cho thấy sức hút của mình với số vốn khủng thu về lên đến hơn 1 tỷ USD đến từ hơn 45 dự án của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore…

Vậy điều gì để Nam Đình Vũ là lựa chọn đầu tư hấp dẫn, điểm đến tin cậy đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế?

Vị trí đầu tư – Được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn: 

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ có vị trí giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nằm tại trung tâm kinh tế biển, đa ngành đa lĩnh vực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng, vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước. 

Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi thuế cao nhất Việt Nam: 

  • Miễn thuế thu nhập suốt 4 năm đầu khi doanh nghiệp có doanh thu và có lợi nhuận
  • Giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo tính từ năm đầu tiên chịu thuế
  • Hỗ trợ miễn thuế thu nhập cho doanh nghiệp chưa có lãi lên đến 7 năm
  • Miễn 100% thuế sử dụng đất trong suốt dự án
  • Ngoài ra quý doanh nghiệp còn được các chính sách ưu đãi miễn thuế riêng có từ chủ đầu tư
Tập đoàn Sao Đỏ - Chủ đầu tư KCN Nam Đình Vũ
BĐS khu công nghiệp Nam Đình Vũ giúp hỗ trợ tốt nhất nhu cầu cho các Nhà đầu tư

Tiềm năng mở rộng kinh doanh kho xưởng xây sẵn:

Các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản trong năm 2022, đất công nghiệp, kho xưởng, xây sẵn tiếp tục sẽ là nhu cầu của thị trường, giá cho thuê từ đầu năm đã tăng khoảng 10%. Trong đó, giai đoạn 1 của dự án kho hiện đại SLP Park và BW Industrial tại Nam Đình Vũ đã được hoàn thiện, đưa vào hoạt động cùng những giải pháp nhà kho thông minh và cam kết thực hiện tiêu chuẩn về môi trường xã hội ngay tại khu công nghiệp.

Triển khai nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ trọng tâm từ phía chủ đầu tư:

– Ứng dụng triệt để CNTT vào xúc tiến đầu tư và quản trị, quản lý điều hành KCN

– Chủ động kết nối hệ thống giao thông KCN và thành phố. 

– Tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án thành phần trong KCN, nâng cao chất lượng dịch vụ.

– Hợp tác với các tổ chức về đào tạo và về năng lượng nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

 

Nguồn tham khảo:

Đến 20/01/2022, Việt Nam thu hút được 2,1 tỷ USD vốn FDI –  kinhtevadubao.vn

GS Đặng Hùng Võ: Với bất động sản nghỉ dưỡng, cần được sử dụng đất lâu dài – nguoilambao.vn

Những điểm mới của Nghị quyết 18 tác động tới nhà đầu tư bất động sản – kinhtemoitruong.vn

NHỮNG ‘ĐIỂM TRỪ’ CỦA BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – bhomes.com.vn