Vốn FDI vào Việt Nam 2022 dự định vẫn tiếp tục tăng mạnh

Theo thông tin thống kê cho thấy, tiếp bước năm 2021 với những thành quả tốt đẹp, năm 2022 hứa hẹn sẽ tiếp tục “kế thừa”, tạo ra nhiều bước đột phá hơn nữa trong việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Và sự đột phá này đã được thể hiện ngày trong những tháng đầu năm 2022. Vậy đột phá ấy là gì, hãy cùng Nam Đình Vũ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Giải ngân FDI quý I/2022 cao nhất trong 5 năm

Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ mới 3 tháng đầu năm 2022, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất của quý I trong 5 năm qua. Đây thật sự là cột mốc đáng tự hào, cho thấy Việt Nam là “miền đất hứa”, điểm đến lý tưởng, tin cậy, an toàn cho các nhà đầu tư trên thế giới.

Cụ thể, trong nguồn vốn FDI vào Việt Nam, công nghiệp chế biến chiếm 77,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 8,6%; bất động sản chiếm 7,9%. Ngoài ra, chỉ với 3 tháng đầu năm có tới 228 lượt dự án đăng ký vốn điều chỉnh, số vốn tăng thêm 4,07 tỷ USD, tăng 93,3%. Đồng thời, có tới 734 lượt đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vốn số đạt 1,63 triệu USD, tăng 102,6%.

Về hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể, đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 992,9 triệu USD (chiếm 60,9%); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 300,6 triệu USD (chiếm 18,4%); các ngành còn lại 337,7 triệu USD (chiếm 20,7%).

Vốn FDI vào Việt Nam thực hiện quý 1 các năm 2018-2022. Nguồn: GSO
Vốn FDI vào Việt Nam thực hiện quý 1 các năm 2018-2022. Nguồn: GSO

Song song đó, Tổng cục Tổng cục Thống kê cho biết thêm, tính đến ngày 20/3/2022 tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 8,91 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước, con số này giảm 12,1%. Và nguyên nhân của sự sụt giảm này là do vốn đăng ký cấp mới giảm sâu 54,5% vì cùng kỳ năm ngoái có 2 dự án tỷ đô, do đó tổng số vốn kỳ trước đã tăng vọt. Và sự sụt giảm này chỉ mang tính chất đột biến trên nền vốn tăng cao. 

Phí Thị Phương Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê, Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê, bà Phí Thị Phương Nga cũng cho rằng, “nếu phân tích chi tiết thì mức giảm trên vẫn thể hiện được yếu tố tích cực trong xu hướng thu hút đầu tư”. Bà còn cho biết thêm, nếu loại bỏ các nhân tố đột biến, thì vào quý I/2022, vốn đăng ký cấp mới vẫn đang ở mức tăng (tăng 14,2% so với cùng kỳ) và tính chung vốn đăng ký FDI tăng 55,7% so cùng kỳ”.

2. Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài

Với những con số ấn tượng đã được đề cập ở trên, cho thấy rằng, các nhà đầu tư nước tiếp tục giữ vững niềm tin với Việt Nam. do đó, đến năm 2022, hứa hẹn sẽ tạo thêm những bước đột phá lớn trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

Theo thông tin được biệt, đến tháng 3 năm 2022, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút hơn 322 dự án mới với tổng vốn FDI đăng ký đạt 8,9 tỷ USD và đây được xem là mức duy trì ổn định. Trong đó, Singapore và Đài Loan tiếp tục dẫn đầu đoàn đầu tư với số vốn FDI lần lượt chiếm 18% và 6%; riêng Đan Mạch là nước đầu tư “khủng “ vào ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.

Theo đánh giá của Phó Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Công Nghiệp Savills Việt Nam, Ông John Campbell cho rằng, với những thuận lợi, tiềm năng mà Việt Nam đang có như điều kiện, vị trí, chính sách…và đó là lý do mà ngày càng nhiều nhà đầu tư nhắm vào Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến tập đoàn Lego với mức đầu tư là 1,3 tỷ USD và Coca- Cola với mức đầu tư vốn FDI là 136 triệu USD, đây đều là những tập đoàn lớn, nổi tiếng trên thế giới. Ngoài ra, tổng công ty Shinkong Synethetic Fibers (một doanh nghiệp hoạt động chính trong việc sản xuất sơ xợi, dệt vải,…) đã đầu tư 85 triệu USD vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm nay.

DBVN Data of FDI in VN2

Nguồn: Crowe

Không chỉ vậy, trong năm 2022, rất nhiều doanh nghiệp quốc tế đã điều chỉnh gia tăng vốn đầu tư với những con số ấn tượng. Cụ thể, dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP được Singapore gia tăng vốn đầu tư FDI thêm gần 941 triệu USD; tại nhà máy Goertek Vina, Hồng Kông đã gia tăng vốn đầu tư thêm gần 306 triệu USD; Hàn Quốc cũng gia tăng thêm 920 triệu USD cho dự án Samsung Electro-Mechanics tại thành phố Thái Nguyên.

Như vậy có thể thấy, dù bước sang năm 2022 với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến, tuy nhiên, Việt Nam đã thành công trong việc giữ vững sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đây đến hết năm 2022, hứa hẹn là một năm với nhiều đột phá, tăng trưởng vượt bậc trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Dự Án Khu Công Nghiệp Mới Nhất Năm 2022 – dự án kcn 2022