Vùng kinh tế trọng điểm và Khu kinh tế trọng điểm phía Bắc, Việt Nam

Vùng kinh tế trọng điểm và Khu kinh tế trọng điểm phía Bắc, Việt Nam

1. Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc

Được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và thành lập vào năm 1997 gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Đến năm 2004, bổ sung thêm 2 tỉnh là Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc được xác định là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – công nghệ của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan Trung Ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn cũng như các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ quốc gia. Đây cũng là vùng hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Ba hạt nhân chính là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có số thu lớn nhất nước.

Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế quan trọng điểm phía Bắc là nguồn lao động chất lượng cao.

– Vị trí địa lý:
+ Diện tích gần 15.754 km2 (chiếm 4,7% cả nước), chủ yếu thuộc đồng bằng sông Hồng, đây là vùng có nền kinh tế phát triển trong cả nước và lịch sử khai thác châu thổ lâu đời.
+ Thu nhỏ gần các vùng nguyên, nguyên liệu lớn (Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ).
+ Tiếp giáp biển giúp phát triển ngành kinh tế biển và tạo điều kiện giao lưu kinh tế với khu vực và thế giới.

– Vùng có Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực phía Bắc. Có các hạ tầng kết nối giao thông phát triển giảm thời gian vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm.

– Phát huy tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua, các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển. Nhờ đó, sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của vùng đạt 9,08%/năm, cao nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm.

vung kinh te trong diem cua viet nam 1

Một số vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam (nguồn: CBZ)

Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là vùng chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng và an ninh. 3 địa phương này tạo thành tam giác kinh tế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc Việt Nam. Với lợi thế về vị trí địa lý, dân cư, hạ tầng giao thông, quy mô dân số, tam giác kinh tế trọng điểm đó đã hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

2. Khu Kinh tế trọng điểm phía Bắc

Nếu Vùng Kinh tế trọng điểm là một là một khu vực địa lý lớn, bao gồm nhiều tỉnh, thành phố hoặc vùng miền. Vùng kinh tế trọng điểm tập trung vào phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, và hạ tầng, với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong khu vực; thì Khu kinh tế trọng điểm là một khu vực địa lý nhỏ hơn, thường chỉ chiếm một phần trong một tỉnh hoặc thành phố. Khu kinh tế trọng điểm tập trung vào việc phát triển một hoặc vài ngành kinh tế cụ thể trong vùng nhằm thúc đẩy hiệu quả và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế tổng thể.

Việt Nam hiện có 19 Khu Kinh tế trọng điểm (không tính đến các Khu kinh tế – cửa khẩu), trong đó Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc có 3 khu, bao gồm: Khu Kinh tế Vân Đồn, Khu kinh tế Quảng Yên và Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải.

Các khu kinh tế miền Bắc sẽ “mở cửa” hướng ra biển, phát triển theo hướng hội nhập kinh tế với khu vực Đông Bắc Á, trong hợp tác của hai hành lang, một vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Các khu kinh tế nằm trong nhóm đầu của cả nước có thể kể đến Vân Đồn, Đình Vũ – Cát Hải. Trong đó khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải là khu kinh tế tổng hợp – Trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng, vùng duyên hải Bắc Bộ và của cả nước.

Nam Đình Vũ – Khu Công Nghiệp “hướng biển”Nam Đình Vũ – Khu Công Nghiệp “hướng biển”

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Nam Đình Vũ IP) nằm ở vị trí trung tâm Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và được thiết kế đặc biệt gắn liền với hệ thống cảng biển – chuỗi logistics miền Bắc Việt Nam. Khu công nghiệp có vị trí đắc địa tại cửa ngõ ra biển, hưởng trọn lợi ích từ hệ thống cảng biển của Hải Phòng. Đây cũng là khu công nghiệp duy nhất ở Việt Nam sở hữu cảng biển nội khu – Cảng Nam Đình Vũ (khu vực có vùng quay trở tàu rộng tới 300 mét cho phép tiếp nhận tàu trọng tải tối đa đến 40.000 DWT). Ngoài ra, không thể kể đến hạ tầng đường giao thông kết nối luân chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế vô cùng thuận lợi tại khu vực này giúp các nhà đầu tư tối thiểu hóa chi phí và giảm thiểu các rủi ro trong logistics. Được xác định là khu trọng điểm thu hút đầu tư ở Hải Phòng nói chung và miền Bắc Việt Nam nói riêng, Khu công nghiệp Nam Đình Vũ đã chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng đồng bộ để bàn giao cho khách hàng. Với ưu đãi thuế được đánh giá tốt nhất Việt Nam đến thời điểm hiện tại, các tiện ích khu công nghiệp không ngừng được đầu tư và nâng cấp, gói dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, chắc chắc sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư.

Tag: vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế trọng điểm, phía Bắc Việt Nam.