Top 7 Khu công nghiệp (KCN) lớn nhất Hải Phòng (cập nhật 2025)

Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp trọng điểm của miền Bắc Việt Nam, với hệ thống khu công nghiệp (KCN) phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dưới đây là danh sách 7 Khu công nghiệp (KCN) lớn nhất tại Hải Phòng tính đến năm 2025, xét theo quy mô diện tích:

1. Tổ hợp khu công nghiệp (KCN) DEEP C – 3.400 ha

  • Quy mô: Tổng diện tích 3.400 ha, bao gồm các khu DEEP C Hải Phòng I, II, III và DEEP C Quảng Ninh.

  • Chủ đầu tư: Liên doanh giữa DEEP C Holdings (Bỉ) và UBND TP Hải Phòng.

  • Nhà đầu tư tiêu biểu: Bridgestone, Tesa, Nippon Express, Yusen Logistics…

2. Khu công nghiệp (KCN) VSIP Hải Phòng – 1.600 ha

  • Quy mô: 1.600 ha, nằm tại huyện Thủy Nguyên.

  • Chủ đầu tư: Liên doanh giữa Becamex IDC (Việt Nam) và Sembcorp Industries (Singapore).

  • Nhà đầu tư tiêu biểu: Nipro Pharma, Fuji Xerox…

3. Khu công nghiệp (KCN) Nam Đình Vũ – 1.329 ha

  • Quy mô: 1.329 ha, hạ tầng tích hợp toàn diện với 4 phân khu chức năng độc đáo: Cảng Biển và Hậu Cần Cảng – Cảng Dầu Khí và Hàng Lỏng – Công Nghiệp – Phức Hợp Công Nghiệp và Kho Bãi tổng hợp.

  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Sao Đỏ.

  • Vị trí: Tọa lạc tại vị trí chiến lược trung tâm của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Khu công nghiệp (KCN) Nam Đình Vũ là điểm đến hoàn hảo cho các nhà đầu tư mong muốn tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Với hệ thống giao thông hiện đại, liền kề cảng biển quốc tế, nơi đây kết nối dễ dàng thị trường nội địa và toàn cầu.
Khu cong nghiep lon nhat hai phong
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ
  • Nhà đầu tư tiêu biểu:

    • Mitsubishi Estate (Nhật Bản): Dự án Logicross Hải Phòng, vốn đầu tư 55 triệu USD.

    • Gemadept – Cảng Nam Đình Vũ: dự án cảng nước sâu quy mô lớn tích hợp trong KCN, gồm 7 cầu cảng dài 1,5 km, công suất thiết kế 2 triệu TEU và 3 triệu tấn hàng hóa/năm.

    • Maersk & SLP Park (liên doanh GLP & SLP): phát triển khu logistics hiện đại SLP Park với tổng diện tích khoảng 190.000 m², gồm 6 nhà kho một tầng, phục vụ chuỗi cung ứng toàn cầu.

    • Liên doanh BW Industrial & ESR Group: Dự án nhà xưởng công nghiệp nhẹ một tầng, diện tích sàn 72.000 m².

    • An Phát Holdings & SKC (Hàn Quốc): Nhà máy sản xuất nhựa phân hủy sinh học PBAT, vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD.

4. Khu công nghiệp (KCN) Tràng Cát – 900 ha

  • Quy mô: 900 ha, bao gồm khu công nghệ cao, khu đô thị và khu vui chơi giải trí.

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tràng Cát (công ty con của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – KBC)

5. Khu công nghiệp (KCN) An Dương – 800 ha

  • Quy mô: 800 ha, nằm tại huyện An Dương.

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm Việt (liên doanh giữa Hải Phòng và nhà đầu tư Thâm Quyến, Trung Quốc).

  • Nhà đầu tư tiêu biểu: Honor Hồng Kông, TP-Link Technologies (SG), Broad-Ocean Motor 

6. Khu công nghiệp (KCN) Tràng Duệ 1& 2 – 401ha

  • Quy mô: 401ha, nằm trên địa bàn huyện An Lão.

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng (thuộc Tập đoàn Kinh Bắc).

  • Nhà đầu tư tiêu biểu: LG Electronics, Các công ty vệ tinh của LG

7. Khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền – 263,32 ha

  • Quy mô: 263,32 ha, nằm tại huyện Thủy Nguyên.

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Shinec.

  • Nhà đầu tư tiêu biểu: Tập đoàn thép Việt Nhật, Công ty TNHH Songsan – Vinashin, Công ty cổ phần kim khí Việt…

Hệ thống các Khu công nghiệp (KCN) tại Hải Phòng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương mà còn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với hạ tầng hiện đại, vị trí chiến lược và chính sách ưu đãi, Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là trung tâm công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Nguồn:

(1). Kinh tế & Dự báo

(2). Sở tài chính Hải Phòng

(3). Khu công nghiệp Nam Đình Vũ

(4). Royal Island

(5). Kland

(6). Khu công nghiệp Tràng Duệ

(7). Odin Land