BĐS công nghiệp tiếp tục duy trì sức nóng năm 2022

Có thể nói, bđs công nghiệp hay bất động sản khu công nghiệp là hai trong số nhiều thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong năm qua. Trong những năm gần đây, bđs khu công nghiệp đã chứng tỏ sức nóng, sức hút của mình trên thị trường bất động sản. Đặc biệt, đến năm 2022, dịch bệnh vẫn tiếp diễn nhưng bđs công nghiệp vẫn giữ được sức nóng của mình. Hãy cùng Nam Đình Vũ tìm hiểu tổng quan về “sức nóng” của BĐS công nghiệp trong năm 2022 qua bài viết dưới đây.

1. Những thống kê tích cực về bất động sản công nghiệp năm 2022

Theo dự đoán, ngành BĐS công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì sức nóng trong năm 2022, dưới đây là những số liệu thống kê tích cực.

Theo thông tin từ ngành bất động sản, Công ty chứng khoán VNDirect dự báo, giá thuê đất sẽ tiếp tục tăng 6-10% so với cùng kỳ trong 2021 ở cả phía Nam và Bắc. Và trong năm nay, lĩnh vực này sẽ duy trì được sức hút của mình. 

Trong năm 2022, BĐS khu công nghiệp còn được trợ lực nhờ vào 4 xu hướng lớn, đó là việc đẩy mạnh đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 20-30% so với giải ngân thực tế năm 2021 cùng với hàng loạt dự án hạ tầng lớn sẽ là động lực cho nhóm bất động sản khu công nghiệp.

Ngoài ra, theo Báo cáo quý 4/2021 của JLL Việt Nam cho thấy, trong năm 2022, khu công nghiệp (KCN) Nam Tân Lập tại Long An và KCN VSIP 3 tại Bình Dương được dự đoán sẽ gia nhập thị trường, giúp Bình Dương và Long An tiếp tục là những thị trường sôi động trong khu vực. Đồng thời, thị trường NXXS ghi nhận một dự án mới tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) và nhiều dự án mới cũng bắt đầu được khởi công xây dựng và được dự báo sẽ được tung ra thị trường trong năm 2022. 

CBRE Việt Nam cũng dự báo, triển vọng của BĐS công nghiệp sẽ diễn biến tích cực hơn trong năm 2022, thậm chí kéo dài đà tăng trưởng sang năm 2023. Trong đó, mức giá thuê đất công nghiệp sẽ có mức tăng ổn định là khoảng 4% mỗi năm ượt gia tăng, lần lượt đạt mức 90% và 86%.

Về phía các doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp, thị trường trong quý I/2022 khá sôi động, với những khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD tại các KCN trên cả nước. Tiêu biểu như:

  •  LOGOS Viet Nam Logistics Venture thiết lập mối quan hệ đối tác liên doanh để mua lại một nhà xưởng logistics hiện đại xây theo yêu cầu (built-to-suit) có tổng diện tích 116.000 m2, với giá trị đầu tư lên đến 80 triệu USD
  • CapitaLand Development cũng đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư 1 tỷ USD với tỉnh Bắc Giang để phát triển KCN và khu đô thị đầu tiên của CLD tại Việt Nam…
BĐS công nghiệp
BĐS công nghiệp tiếp tục duy trì sức nóng năm 2022

2. Sức hút của BĐS công nghiệp miền Bắc

Theo Báo Công Thương nhận định rằng “Với tỷ lệ lấp đầy cao và thu hút được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực miền Bắc đang chứng kiến giai đoạn bùng nổ của thị trường BĐS công nghiệp. Phân khúc này được dự báo sẽ phát triển mạnh ở địa bàn các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Quảng Ninh…”

Như vậy có thể thấy, dù là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng sức hút của BĐS khu công nghiệp, bđs công nghiệp phía bắc vẫn không cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. 

Cụ thể, theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), hiện nay khu vực miền Bắc đang có khoảng 63,5 nghìn ha đất công nghiệp được đưa vào quy hoạch với 238 khu, cụm công nghiệp đã hoạt động và đang được xây dựng. Như vậy có thể thấy, tỷ lệ lấp đầy của khu vực miền Bắc đạt ở mức cao so với trước kia.

Bên cạnh đó, với đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, mảng dịch vụ logistics cũng hứa hẹn tiềm năng lớn. Đặc biệt, giá thuê đất KCN ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, thấp hơn 20-33% so với Indonesia và Thái Lan.

Không chỉ vậy, năm 2021 vừa qua đánh dấu bùng nổ của thị trường BĐS công nghiệp miền Bắc với tỷ lệ lấp đầy đạt mức cao và thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn nhờ thu hút lượng vốn FDI hàng đầu cả nước như Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh,…Điều này sẽ tạo tiền đề, thúc đẩy tỷ lệ tăng cao trong năm 2022.

Đặc biệt,  gần đây có nhiều nhà phát triển hạ tầng KCN lớn trên thế giới đã tìm đến Quảng Ninh như: Tập đoàn Amata; Tập đoàn Marubeni; Tập đoàn GS E&C; Tập đoàn GS E&C… đã cho thấy, những tiềm năng của vùng đất này trong việc phát triển bđs công nghiệp thế hệ mới, đón những dòng FDI chất lượng từ các hiệp định thương mại tự do lớn mà Việt Nam đang và sẽ tham gia.

bđs công nghiệp
Thị phần các KCN tại khu vực miền Bắc dựa trên quy mô (năm 2020). Nguồn: Báo VNEconomy – https://vneconomy.vn

3. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ – BĐS công nghiệp giàu tiềm năng

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ có chủ đầu tư là Tập đoàn Sao Đỏ – là tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Đây được đánh giá là khu công nghiệp duy nhất ở Việt Nam có cảng biển nội khu – Cảng Nam Đình Vũ.

  • Quy mô dự án khu công nghiệp Nam Đình Vũ

Khu công nghiệp có vùng quay trở tàu rộng (300 mét) cho phép tiếp nhận tàu trọng tải tối đa đến 40,000 DWT. Có diện tích 1.329 ha với 4 phân khu chức năng liên hoàn, bao gồm khu vực công nghiệp (917 ha), khu phi thuế quan (210ha), khu cảng biển; khu kho bãi (105 ha), khu cảng dầu khí và sản phẩm dầu khí

  • Vị trí địa lý: có vị trí đắc địa

KCN có vị trí “ vàng” trong tam giác kinh tế Đông Bắc Bộ và nằm ở trung tâm Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Nằm ở mũi nhọn hướng biển của bán đảo Đình Vũ, KCN hưởng trọn tất cả các lợi thế về kết nối giao thông, hệ thống cảng biển và logistics.

  • Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Nam Đình Vũ 

Có hệ thống giao thông, điện, hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác và cứu hỏa được trang bị đạt tiêu chuẩn, hiện đại nhằm giúp hộ trợ tốt nhất đối với doanh nghiệp.

  • Chính sách ưu đãi thuế tốt

KCN Nam Đình Vũ được đánh giá là nơi có chính sách ưu đãi thuế tốt nhất Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận, miễn thuế thu nhập 4 năm đầu. Đặc biệt, hỗ trợ miễn thuế 7 năm với doanh nghiệp chưa có lãi. Ngoài ra, Nam Đình Vũ IP còn có nhiều ưu đãi thuế và sử dụng đất thuê đặc biệt khác.