Tác động của hàng rào phi thuế quan đến xuất khẩu ở Việt Nam

Hàng rào phi thuế quan có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh những tác động tiêu cực làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm của Việt Nam, vẫn có những động lực khiến doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu của nước nhập khẩu và giành thế chủ động trên thương trường.

1. Tổng quan tình hình áp dụng hàng rào phi thuế quan của các nước đối với Việt Nam

Thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển cho thấy ngày càng nhiều quốc gia sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong hoạt động thương mại quốc tế (TMQT), thường là các biện pháp kỹ thuật (TBT), vệ sinh và kiểm dịch dịch tễ (SPS) và các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).  

Trong khi thuế quan có các mục tiêu chính sách, phương thức thực hiện tương đối rõ ràng và đơn giản, các mục tiêu của việc thực hiện các biện pháp phi thuế quan lại khá trừu tượng vậy nên các nước có thể tận dụng chúng để gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của nước khác.

Trên thực tế, các nước phát triển có xu hướng sử dụng TBT khắt khe hơn các nước đang phát triển. Nông sản xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển gặp nhiều khó khăn, trở ngại trước khi thâm nhập thị trường. Nếu thực hiện được ít nhất một hàng rào phi thuế quan thì giá trị hàng hóa nhập khẩu có thể giảm khoảng 12%, giá trị nông sản giảm 8,42%, giá trị thương mại bình quân hàng năm giảm khoảng 11%.

Việc các nước đặt ra các hàng rào kỹ thuật rất gắt gao đang là thách thức lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Đặc điểm các nước áp dụng hàng rào phi thuế quan đối với Việt Nam có thể kể đến như: hàng rào phi thuế quan tập trung vào TBT của nhóm hàng công nghiệp chế biến và SPS của nhóm hàng nông sản; Xuất khẩu của Việt Nam còn ít chịu tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) của thế giới.

Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ các doanh nghiệp khỏi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hàng hóa nhập khẩu. Theo  Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), tính đến năm 2019, cả nước có 144 trường hợp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (trong đó từ sau  năm 2012 số lượng vụ việc tăng trên 10 vụ/năm, đặc biệt 19 vụ kiện đã được nhà nước khởi xướng chỉ tính riêng trong năm 2018)….

hàng rào phi thuế quan
Tình hình các nước áp dụng hàng rào phi thuế quan đối với Việt Nam đang tăng cao

2. Tác động của hàng rào phi thuế quan đến xuất khẩu ở Việt Nam 

Tác động tích cực của hàng rào phi thuế quan đến xuất khẩu ở Việt Nam

  • Hàng rào phi thuế quan thúc đẩy các DN XK Việt Nam nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh: 

Nếu như trước đây, chỉ những mặt hàng có doanh số xuất khẩu cao như thủy sản, da giày mới bị khởi kiện, thì ngày này ngay cả những mặt hàng có doanh số xuất khẩu thấp cũng đang phải đối mặt với  tranh chấp thương mại. Điều này đang là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển mạnh mẽ và dài hạn hơn trong tương lai. 

  • Hàng rào phi thuế quan khiến DN XK Việt Nam ý thức hơn về việc đoàn kết, phát huy sức mạnh để vượt qua hàng rào phi thuế quan

Việt Nam ngày càng  nhận thức rõ những rủi ro bị  kiện tại các thị trường xuất khẩu của mình và cách thức hoạt động của từng loại tranh chấp, nhóm thị trường và danh mục sản phẩm bị kiện. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tính đến khả năng xảy ra kiện tụng và chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu của mình để đưa ra các phương án phòng ngừa và ứng phó kịp thời. 

hàng rào phi thuế quan
Hàng rào phi thuế quan có tác động tích cực của đến xuất khẩu ở Việt Nam

Tác động tiêu cực của hàng rào phi thuế quan đến xuất khẩu ở Việt Nam

  • Bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng

Khi hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, các nước đã tăng cường các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật, các biện pháp SPS, chống trợ cấp, chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ. Việc các nước đặt ra hàng rào phi thuế quan khắt khe  đặt ra  nhiều thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam. Thống kê cho thấy mỗi năm Việt Nam mất hơn 14 triệu USD hàng xuất khẩu bị trả lại.

  • Việc tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp.

Các mặt hàng bị điều tra phòng vệ thương mại của Việt Nam rất đa dạng, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng kim loại (thép, nhôm), nông, hải sản (tôm, cá tra) và dệt may. Một số chế tài thương mại kéo dài hàng thập kỷ, dẫn đến chi phí pháp lý cao. Thực tiễn kiện tụng PV thương mại từ lâu đã cho thấy các công ty phải chịu rất nhiều chi phí và mất thời gian. Ví dụ, chỉ tính riêng thị trường Mỹ, vụ  cá tra và cá basa (2002) có giá trên 800.000 USD. Vụ kiện tôm (2003) tiêu tốn gần 3 triệu USD. 

  • Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng dây chuyền.

Số lượng các hàng rào phi thuế quan được áp dụng trên toàn thế giới hiện cao gấp 2,5 lần so với năm 2010. Trên thực tế, các sản phẩm bị cáo buộc đa dạng hơn, trước đây chỉ tập trung vào các mặt hàng bán chạy như hải sản, đồ da, giày dép thì nay các mặt hàng có doanh thu hàng chục triệu USD (như lò xo, giường ngủ) cũng phải đối mặt với các tranh chấp thương mại. 

 Tóm lại, nếu Việt Nam không chủ động được hàng hóa xuất khẩu cả về thị trường, sản phẩm, công nghệ sản xuất thì thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn …

3. Khu phi thuế quan, cảng biển & công nghiệp Nam Đình Vũ

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ có diện tích 1.329 ha với 4 phân khu chức năng tổng hợp đa dịch vụ, bao gồm: Phân khu Cảng biển, Phân khu Cảng dầu khí, Phân khu Khu công nghiệp, Phân khu Phức hợp Công nghiệp – Kho bãi.

Khu phi thuế quan Nam Đình Vũ là khu vực thương mại tự do, miễn thuế. Đây là khu vực tạo nên sự sống động, đa ngành, đa lĩnh vực. Với ưu thế nằm ở vị trí đắc địa ngay tại cửa ngõ thông ra biển, được kết nối trực tiếp với hệ thống cảng Nam Đình Vũ và cảng quốc tế Lạch Huyện – khu có vùng quay trở tàu rộng (300 mét) cho phép tiếp nhận tàu trọng tải tối đa đến 40,000 DWT, tạo thành chuỗi hệ thống cảng và hậu cần dịch vụ cảng có năng lực chuyển tải hàng hóa và hành khách vượt trội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển của thành phố Hải Phòng nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

Ngoài ra, Nam Đình Vũ là KCN có ưu đãi thuế tốt nhất thị trường, cụ thể: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu tiên nếu công ty có  thu nhập và  lợi nhuận; Giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ năm tính thuế đầu tiên; Hỗ trợ miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp chưa có lãi lên đến 7 năm; Miễn 100% thuế sử dụng đất trong toàn bộ dự án… Bên cạnh đó, Chủ đầu tư – Tập đoàn Sao Đỏ còn có các chính sách hỗ trợ “một đầu mối” đồng hành cùng nhà đầu tư ở cả 3 giai đoạn trước cấp phép, trong cấp phép và sau cấp phép để đưa các dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

 

Nguồn: 

Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam – https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/trang-chu 

Sử dụng biện pháp phi thuế quan trên thế giới và những tác động đối với xuất khẩu của Việt Nam – https://tapchitaichinh.vn/