Đến cuối tháng 3/2020, cả nước có 335 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 260 khu công nghiêp đã đi vào hoạt động. Các chuyên gia đầu ngành nhận định phân khúc BĐS công nghiệp giai đoạn 2020 -2025 sẽ là “cơ hội vàng” cho các nhà đầu tư.
TÌnh hình sau COVID-19 của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới. Đặc biệt sau Covid 19, xu hướng sản xuất thế giới đang hạn chế việc phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc do chi phí tăng cao và xung đột thương mại với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn được ghi nhận là một trong những nước có thể chế chính trị ổn định nhất trên thế giới; tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam từ 6,5 đến 6,8%; nguồn lực lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ so với các nước trong khu vực… Đây là những yếu tố tối quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Đặc biệt, là quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Việt Nam được cho là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm chế xuất.
Cơ hội và thách thức của ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam
Giá thuê của các khu công nghiệp tại các thành phố và tỉnh sản xuất lớn đã tăng cao trong bối cảnh nguồn cung đất công nghiệp bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan ngại về khả năng hấp thụ làn sóng di dời sản xuất mới này của Việt Nam, khi vẫn tồn tại nhiều thách thức như rủi ro chuyển tải, nguy cơ bị áp thuế cao do mất cân bằng thương mại, hạn chế về hạ tầng và hệ sinh thái các nhà sản xuất thiết bị gốc.
Đất công nghiệp cho thuê vẫn là sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức tăng trưởng của nguồn cung đất công nghiệp tại các tỉnh và thành phố lớn đang chậm lại.
Thời gian và chi phí vẫn là các yếu tố chính được xem xét. Đối với các doanh nghiệp mới hoạt động, nguồn vốn, chi phí và thời gian cho việc xây dựng một nhà xưởng tiêu chuẩn ở một đất nước mới có thể sẽ cao hơn nhà xưởng được xây dựng sẵn và tích hợp với các tiện ích hỗ trợ.
Tiềm năng phát triển lâu dài của bất động sản Việt Nam
Đánh giá về nguồn cầu của thị trường bất động sản công nghiệp, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn tại CBRE Việt Nam cho rằng, những nỗ lực xoa dịu căng thẳng thương mại và các chính sách ngăn ngừa thuế quan có thể làm suy yếu nguồn cầu, đặc biệt từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông trong ngắn hạn.
Những lợi ích từ các hiệp định thương mại mới là động lực bền vững hơn cho nhu cầu của thị trường. Trong bối cảnh nguồn cầu tăng từ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, loại hình bất động sản công nghiệp xây sẵn đang nhận được phản ứng khá tốt từ thị trường.
Trong dài hạn, theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, sự phát triển nguồn cung đất công nghiệp sẽ dịch chuyển về các tỉnh, thành phố công nghiệp cấp 2 nhờ vào mức giá thuê cạnh tranh hơn cùng với tỷ lệ lấp đầy còn thấp.
Tuy nhiên, nhu cầu bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn tại các khu vực này vẫn thấp do hạ tầng còn yếu kém. Đồng thời, nguồn cung mới dự đoán sẽ đi vào hoạt động trong tương lai sẽ hạn chế sự tăng trưởng mạnh của giá thuê trung bình. Những khu công nghiệp có kết nối tốt với các cụm cảng biển quan trọng sẽ có tỷ lệ lấp đầy tăng nhanh chóng.
Về bất động sản công nghiệp tại Hải Phòng, khu công nghiệp NDV – Nam Đình Vũ nằm tại khu vực tiềm năng bậc nhất Hải Phòng và cả nước, tự hào với cơ sở vật chất đồng bộ, nhân lực dồi dào, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư và giúp công việc kinh doanh sản xuất của đối tác phát triển bền vững.