Cơ hội và thách thức ngành dịch vụ Logistics Việt Nam hiện nay

Logistics đóng góp quan trọng vào quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu. Song bên cạnh những cơ hội phát triển vượt bậc, dịch vụ Logistic vẫn đang gặp những thử thách lớn cần giải quyết tại Việt Nam

1. Tình hình dịch vụ Logistics tại Việt Nam hiện nay

Đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây ra tổn thất không hề nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta. Đặc biệt về ngành logistic, theo ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, thời điểm đại dịch diễn ra, chuỗi cung ứng hoạt động không mấy hiệu quả, kéo theo vô số tổn thất cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên đến năm 2021, tình hình logistic có dấu hiệu hồi phục, theo Báo cáo logistics Việt Nam của Bộ Công Thương, trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4,61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020. Đồng thời, trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp ngành logistics tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, hầu hết có mức tăng hai con số.

Ngoài ra, khối lượng hàng hóa vận tải đường biển và thủy nội địa 10 tháng năm 2021 ước đạt lần lượt 68,1 triệu tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ đối với đường biển và 265 triệu tấn giảm 3,2% so với cùng kỳ đối với đường thủy nội địa.

Đến năm 2022, tình hình logistic tiếp tục có dấu hiệu khả quan và những khó khăn trước mắt đang dần được tháo gỡ. Cụ thể, sự tắc nghẽn của vận tải đường bộ, thiếu hụt container, giá cả “leo thang” của vận tải đường biển cũng như sự tăng trưởng bùng nổ của vận tải hàng không sẽ dần được giải quyết, các phương thức vận tải sẽ quay về đúng giá trị khi dịch bệnh COVID-19 dần được khống chế trong năm 2022.

dịch vụ Logistic
Tình hình dịch vụ logistic tiếp tục có dấu hiệu khả quan tại Việt Nam

2.Cơ hội và thách thức của dịch vụ Logistics

  • Cơ hội của dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Dù đứng trước đại dịch, song ngành logistic nước vẫn có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Bằng việc tham gia, hợp tác với các trung tâm giao dịch vận tải thế giới, được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của chính phủ. Cùng với đó là xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhiều Hiệp định thương mại được ký kết, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự động hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện đã thúc đẩy tiềm năng phát triển cho lĩnh vực này.

Ngoài ra, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra là cơ hội tốt cho ngành logistic Việt Nam nắm bắt thị trường khi nhiều công ty Trung Quốc chuyển nhà máy sang Việt Nam và Đông Nam Á. 

  • Thách thức của dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Hiện nay, ngành logistic nước ta với tiềm năng phát triển cao, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra những yếu tố cần cải thiện đối với doanh nghiệp vận tải và logistics, trong đó có 72,73% doanh nghiệp cho rằng cần ưu tiên nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng được đề cập đến như nâng cao độ tin cậy (chiếm 63,63%), sự đúng hạn của các lo hàng khi tới điểm đích (45,45%), độ đáp ứng (45,45%), chính sách hỗ trợ khách hàng và xây dựng thương hiệu (36,36%) và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (18,18%).

Trên thực tế cho thấy, logistic ở nước ta hiện nay chỉ cung cấp một số dịch vụ và hầu hết chưa cung cấp được dịch vụ logistics hoàn chỉnh theo đúng nghĩa, Các doanh nghiệp logistic đa phần sẽ đảm nhận vai trò vệ trung gian, cầu nối với các công ty logistics nước ngoài, thực hiện các giao dịch đơn lẻ như khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải nội địa, kho bãi, mua bán cước phí…

Ngoài ra, thách thức về ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử và vấn đề về nguồn nhân lực cũng là bài toán nan giải mà logistic nước ta cần giải quyết hiện nay. Song song với đó là những khúc mắc về cơ chế chính sách quản lý và hạ tầng logistics: Việc quản lý các hoạt động logistics không nhất quán, còn chồng chéo, mỗi Bộ quản lý một khâu đoạn. 

dịch vụ Logistic
Bên cạnh những cơ hội phát triển vượt bậc, dịch vụ Logistic vẫn đang gặp những thử thách lớn cần giải quyết tại Việt Nam

3. Khu công nghiệp tích hợp dịch vụ, tiện ích logistics Nam Đình Vũ

KCN Nam Đình Vũ tọa lạc tại thành phố Hải Phòng, là dự án KCN lớn, quy tụ nhiều ưu thế phát triển ở trong thời điểm hiện tại và trong tương lai. KCN có diện tích 1.329ha, có vị trí đắc địa tại cửa ngõ ra biển, hưởng trọn lợi ích từ hệ thống cảng biển của Hải Phòng và được thiết kế đặc biệt gắn liền với hệ thống cảng biển-chuỗi logistics miền Bắc Việt Nam. Với quy hoạch độc đáo 4 phân khu chức năng: Phân khu Cảng biển, Phân khu Cảng dầu khí, Phân khu Khu công nghiệp, Phân khu Phức hợp Công nghiệp – Kho bãi đã tạo nên một cơ sở  hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh.

Đặc biệt, Nam Đình Vũ là KCN duy nhất có cảng biển nội khu – Cảng Nam Đình Vũ. Dự kiến khu vực này sẽ có 7 cầu cảng container và hàng tổng hợp. Ngoài ra, các khu vực kho ngoại quan và logistics đang được tiếp tục đầu tư hạ tầng với tiêu chuẩn hiện đại, đồng bộ. 

Với những ưu thế trên và cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, KCN Nam Đình Vũ được đánh giá là nơi lý tưởng phát triển các ngành công nghiệp, hậu cần cảng biển, dịch vụ logistics và xuất nhập khẩu hàng hoá trong và ngoài nước. 

Trong xu hướng khu công nghiệp tích hợp tiện ích, dịch vụ logistics, cùng với lợi thế cảng biển, nhiều nhà đầu tư đã chọn KCN Nam Đình Vũ làm địa điểm đầu tư, tiêu biểu là dự án của JD Property – một trong những tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc. Tháng 5 năm 2022, nhà đầu tư JD Future Explore V Limited đã tổ chức lễ Khởi công Dự án JD Property Logistics Park Hai Phong 1 tại KCN Nam Đình Vũ với tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD. Đây là dự án xây dựng nhà kho cho thuê rộng từ 5.000 m2 đến 55.000 m2, dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2023 và đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu của các nhà đầu tư trong nhiều ngành nghề và đến từ nhiều quốc gia khác nhau. 

Điều này cho thấy rằng Nam Đình Vũ là nơi có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của các nhà đầu tư dịch vụ Logistic hiện nay. Đồng thời, tại KCN Nam Đình Vũ, hệ thống nhà kho dành cho hoạt động thương mại điện tử đang được dần hình thành, đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử của các Nhà đầu tư mới.

Xem thêm: Thuê đất công nghiệp mới nhất năm 2022

 

 

Nguồn: 

Cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu – https://tapchigiaothong.vn/ 

Logistics Việt: 4 xu hướng, 5 thách thức và những lưu ý – https://tapchitaichinh.vn/ 

Triển vọng ngành logistics Việt Nam năm 2022 – https://kinhtemoitruong.vn/