Đánh giá toàn diện bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam

Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có như nhu cầu thuê tăng cao, giá đất leo thang và các dự án mới liên tục được triển khai. Bên cạnh những cơ hội thì thị trường này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.

Tốc độ tăng trưởng của thị trường bất động sản khu công nghiệp hiện nay

Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo báo cáo CBRE Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024 bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng của thị trường bất động sản. Cụ thể, đến hết quý 2/2024, tỷ lệ lấp đầy xưởng xây sẵn đạt 89% trong khi đó, các nhà kho tại khu vực phía Bắc duy trì ngưỡng lấp đầy 79%. Với thị trường đất công nghiệp, hiện tại giá đất công nghiệp tại các thị trường cấp 1 miền Bắc tăng nhẹ 0,3% so với quý trước và 4,5% so với cùng kỳ, đạt ngưỡng trung bình 134 USD/m2/kỳ hạn còn lại. Trong 3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 5-8%/năm ở miền Bắc và tăng 3-7%/năm ở miền Nam. 

bat dong san khu cong nghiep namdinhvu 1

Tốc độ tăng trưởng của thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam chuyển biến tích cực.

Sự tăng trưởng của thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây là rất cao, đạt mức trung bình 6,5% mỗi năm. Điều này đã tạo ra nhu cầu lớn về các khu công nghiệp để phục vụ cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
  • Sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi lợi thế về chi phí lao động thấp, cơ sở hạ tầng tốt và vị trí địa lý thuận lợi.
  • Sự phát triển của các khu công nghiệp mới: Các khu công nghiệp mới đang được Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh đầu tư để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các khu công nghiệp mới này được xây dựng với các tiêu chuẩn hiện đại và có các tiện ích đầy đủ để thu hút các nhà đầu tư.

Với sự phát triển của nền kinh tế và gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhu cầu về thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao. 

Điểm danh các bất động sản khu công nghiệp lớn tại Việt Nam

Với sự phát triển của thị trường bất động sản khu công nghiệp, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các tập đoàn lớn như Becamex IDC, Sonadezi, KBC, Viglacera, VSIP đã và đang đầu tư mạnh vào việc phát triển các khu công nghiệp hiện đại, quy mô lớn trên khắp cả nước. Sự phát triển của bất động sản khu công nghiệp không chỉ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của các địa phương.

bat dong san khu cong nghiep namdinhvu 3

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ – Một trong những khu công nghiệp lớn tại Hải Phòng.

Một số khu công nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam có thể kể đến như Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng), Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP), Khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương), Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh),…

Cụ thể, khu công nghiệp Nam Đình Vũ là một trong những khu công nghiệp lớn và hiện đại nhất tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hải Phòng và cả nước. Với vị trí chiến lược gần cảng Hải Phòng, cửa ngõ thông ra biển gần nhất so với các khu công nghiệp khác cùng khu vực, khu công nghiệp Nam Đình Vũ thu hút rất nhiều dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực logistics, chế biến hoặc các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản xuất thiết bị công nghiệp. Lợi thế thu hút đầu tư lớn, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh, Nam Đình Vũ đã khẳng định vị thế là một trong những khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Nằm tại tỉnh Bắc Ninh, khu công nghiệp Quế Võ nổi tiếng với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, góp phần đưa Bắc Ninh trở thành thung lũng điện tử của cả nước, phát triển công nghệ cao, ứng dụng vào sản xuất hàng hóa, linh kiện điện tử, hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, hài hòa với môi trường. 

Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng của mối quan hệ hợp tác, phát triển đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Singapore. Với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp và môi trường đầu tư hấp dẫn, KCN VSIP thu hút nhiều nhà đầu tư công nghiệp như điện tử, cơ khí, ô tô, hóa chất,… Đến nay, mô hình KCN VSIP không những đạt được hiệu quả kinh tế lớn, mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa, cộng hưởng tích cực, kích hoạt không gian phát triển đồng bộ về kinh tế, xã hội và hạ tầng, không chỉ cho Bình Dương mà cho nhiều địa phương trong cả nước. 

Có thể thấy, hệ thống khu công nghiệp Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, với sự đa dạng về quy mô và ngành nghề. Mỗi khu công nghiệp đều có những đặc trưng riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế của từng vùng miền.

Cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản khu công nghiệp trong tương lai

Bất động sản khu công nghiệp là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thị trường bđs công nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức trong tương lai.

Thị trường bất động sản khu công nghiệp sở hữu nhiều cơ hội phát triển nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ đó tạo ra nhu cầu về bất động sản khu công nghiệp để phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển bất động sản khu công nghiệp, như giảm thuế, hỗ trợ vốn vay, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phép xây dựng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ các nước có chi phí lao động cao sang các nước có chi phí lao động thấp như Việt Nam.

 

bat dong san khu cong nghiep namdinhvu 2Cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản khu công nghiệp trong tương lai

Trước những lợi thế và cơ hội như vậy thì bất động sản khu công nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức như thiếu nguồn cung, thiếu nhân lực chất lượng cao và môi trường kinh doanh chưa thuận lợi. Hiện nay, nguồn cung bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam đang khan hiếm, điều này dẫn đến giá thuê bất động sản khu công nghiệp tăng cao. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong các khu công nghiệp cũng đang là bài toán mà Việt Nam phải đối mặt. Việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao làm giảm sức hấp dẫn của các khu công nghiệp đối với các nhà đầu tư. Đồng thời, môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn như thủ tục hành chính phức tạp, chi phí lao động cao.

Để tận dụng được các cơ hội và vượt qua các thách thức, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cần phải có chiến lược phát triển phù hợp, đầu tư vào phát triển hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.