Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các khu công nghiệp, tạo nên tiềm lực phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ cho nước nhà. Vậy ý nghĩa và vai trò cụ thể của các vùng này trên bản đồ kcn Việt Nam như thế nào? Đâu là các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam? Bài viết dưới đây của Nam Đình Vũ sẽ là lời giải đáp dành cho bạn.
Khu công nghiệp là gì?
Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
Nói một cách dễ hiểu hơn, khu công nghiệp là khu vực được quy hoạch dựa trên những nghiên cứu và xem xét về mặt vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu môi trường, tiềm năng phát triển… Ngoài ra còn bao hàm tất cả những vấn đề liên quan, nhằm đảm bảo tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho đơn vị hoạt động kinh doanh bên trong khu công nghiệp. Nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường.
Ý nghĩa và vai trò của khu công nghiệp
Các khu công nghiệp được xây dựng với ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội của đất nước. Những khu vực này sẽ là nguồn thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Ngoài ra, đây còn là đơn vị chính đảm nhận vai trò sử dụng hiệu quả và đúng mục đích các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước. Từ đó, phát huy được thế mạnh của khu vực, thúc đẩy thành nền kinh tế mũi nhọn, góp phần trong sự tăng trưởng chung.
Khu công nghiệp tập trung
Cụ thể hơn so với khái niệm khu công nghiệp, khu công nghiệp tập trung nhấn mạnh ở quy mô và cơ sở hạ tầng. Đảm bảo rằng đây sẽ là nơi có thể cạnh tranh với thị trường thế giới. Quy mô từ 50 ha đến hàng trăm ha, được hưởng chính sách ưu tiên của nhà nước. Đặc biệt, sản phẩm của khu công nghiệp này đảm bảo cho sử dụng trong nước và xuất khẩu nước ngoài.
Bản đồ KCN Việt Nam
Với bản đồ kcn Việt Nam, chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự phân bố của các khu công nghiệp lớn nhỏ. Không những thế, các thông tin về tên khu vực, quy mô, ngành nghề đều được thể hiện rõ. Dựa vào tình trạng thực tế biểu hiện trên bản đồ kcn Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ vạch ra được kế hoạch cụ thể với những hướng đi đúng đắn trong tương lai.
Danh sách các KCN lớn Việt Nam
Dưới đây là danh sách khu công nghiệp lớn nhất về diện tích tại Việt Nam (số liệu cập nhật 2020).
1. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ – Hải Phòng
Là một trong các kcn lớn Việt Nam – khu công nghiệp Nam Đình Vũ đã và đang nỗ lực xây dựng và phát triển. Nhằm tạo nên tiềm lực, đóng góp vào công cuộc phát triển chung của kinh tế xã hội nước nhà. Tạo nên sức ảnh hưởng, thúc đẩy cả khu vực cùng phát triển.
Hình thành và quy mô
Nam Đình Vũ được thành lập vào năm 2009 với quy mô lớn lên đến 1329 ha với nhiều phân khu có các chức năng riêng biệt, đảm bảo hoạt động sản xuất.
Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ nằm trong trục chính của tam giác kinh tế Đông Bắc Bộ bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đồng thời, khu kết nối liên hoàn với mạng lưới giao thông quốc gia và tiệm cận với những tuyến giao thông huyết mạch quan trọng:
- Về đường bộ:
- Cách trung tâm thành phố Hải Phòng: 10Km
- Cách cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện: 0Km
- Cách cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: 03Km
- Cách thủ đô Hà Nội: 105Km
- Cách sân bay quốc tế Cát Bi: 8Km
- Cách đường ô tô xuyên biển Tân Vũ – Lạch Huyện: 0Km
- Về đường thủy: Nam Đình Vũ IP nằm ở hạ lưu sông Bạch Đằng kết nối với luồng chính của hệ thống cảng Hải Phòng thông qua kênh Tráp và kênh Hà Nam.
- Về đường sắt: Nam Đình Vũ cách ga Hải Phòng 15 km. Trong tương lai tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai tới Côn Minh, Trung Quốc sẽ được nối dài đến Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải trong đó Nam Đình Vũ nằm ở trung tâm.
2. Khu công nghiệp Phước Đông
Hình thành và quy mô
KCN Phước Đông được quy hoạch theo Quyết định số: 1477/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG, thành viên của Tập đoàn Công nghiêp Cao su Việt Nam. Tổng diện tích của Khu công nghiệp Phước Đông là 2191,97 ha, nằm trong Khu liên hợp rộng 3.285 ha.
Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Phước Đông nằm trên hai huyện và thị xã là Huyện Gò Dầu và Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Nằm ở trung tâm của tỉnh Tây Ninh là điểm kết nối chính giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh, hai trung tâm kinh tế và văn hóa quan trọng của Việt Nam và Campuchia.
- Đường Xuyên Á (Quốc lộ 22): 10 km
- Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh: 60 km
- Trung tâm Thành phố Tây Ninh: 35 km
- Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài: 20 km
3. Tổ hợp Khu công nghiệp Quế Võ I II III
Hình thành và quy mô
Khu công nghiệp Quế Võ đầu tiên được thành lập năm 2002 sau đó liên tiếp mở rộng thêm vào các năm 2007 và 2008.
Cụ thể:
- KCN Quế Võ I rộng 600ha do Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư.
- KCN Quế Võ II với quy mô 572.54ha do Công ty TNHH Nhân Đạt Tiến làm chủ đầu tư
- KCN Quế Võ III quy mô 598ha do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển KCN EIP làm chủ đầu tư.
Vị trí địa lý
- Trải dài nhiều xã của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- KCN Quế Võ I nằm trên địa bàn xã Vân Dương, Dương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- KCN Quế Võ II có vị trí thuộc địa bàn các xã Ngọc Xá, Đào Viên, Châu Phong, Đức Long huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- KCN Quế Võ III có vị trí thuộc các xã Việt Hùng, Quế Tân, Phù Lương huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Dự án có vị trí địa lý hết sức lý tưởng nằm trong vùng kinh tế động lực – tam giác kinh tế tăng trưởng của miền Bắc. Nằm ngay phía Bắc quốc lộ 18 và cao tốc Nội Bài – Hạ Long. Nhờ đó, giao thông tại đây vô cùng thuận lợi, hỗ trợ hiệu quả quá trình xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp.
4. Khu công nghiệp Hiệp Phước
Hình thành và quy mô
Khu công nghiệp Hiệp Phước thành lập vào năm 2007 với số vốn của chủ sở hữu là 924,8 tỷ đồng. Quy mô diện tích của khu này là 2000 ha, ngoài ra 384.71 ha dành cho việc xây dựng các khu cảng, kho bãi tập kết hàng hóa.
Vị trí địa lý
- Địa chỉ nằm trên hai địa phận xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh;
- Nằm trên các tuyến đường trọng điểm như đường vành đai 1, 2, 4, đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Hữu Thọ;
- Khoảng cách đến sân bay Tân Sơn Nhất là 21km;
- Khoảng cách đến Phú Mỹ Hưng là 10km;
- Khoảng cách đến cảng Hiệp Phước là 1km.
5. Khu công nghiệp VSIP Bình Dương I, II
Hình thành và quy mô
VSIP được khởi đầu với dự án phát triển xây dựng KCN VSIP I tỉnh Bình Dương do Nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và Nguyên thủ tướng Singapore Goh Chok Tong là khách mời danh dự đại diện hai Chính phủ tại Lễ động thổ vào ngày 14/05/1996. VSIP I được công bố quy mô lên đến 500 ha trong buổi lễ này.
Từ năm 2005, VSIP nhanh chóng mở rộng dự án VSIP thứ hai tại tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích 2,045 ha.
Vị trí địa lý
Tọa lạc tại Tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 16 km (khoảng 40 phút đi xe), giúp nhà đầu tư dễ dàng sử dụng được cơ sở hạ tầng, các tiện ích và dịch vụ hỗ trợ tại TP.HCM. Ngoài ra, VSIP cũng nằm gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (20km) và các cảng chính (25km, 40-45 phút bằng đường bộ).
6. Khu công nghiệp BÀU BÀNG
Hình thành và quy mô
Khu công nghiệp Bàu Bàng (KCN Bàu Bàng) tọa lạc tại xã Lai Uyên và xã Lai Hưng, thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Dự án có tổng diện tích hơn 2.000 ha, do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Một thành viên (Becamex IDC) làm chủ đầu tư.
Vị trí địa lý
- Nằm trong khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Từ khu công nghiệp có thể dễ dàng kết nối đến TP.HCM chỉ hơn 60km, đến TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) chỉ khoảng 30km về phía Bắc.
7. Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức
Hình thành và quy mô
Với quy mô 2.287 ha, KCN Sonadezi Châu Đức là một trong những dự án đầu tư khu phức hợp công nghiệp lớn hàng đầu cả nước do Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức làm chủ đầu tư, bao gồm KCN (1.556 ha) và Khu Đô thị thương mại – sân Golf tiêu chuẩn quốc tế 36 lỗ.
Vị trí địa lý
- Văn phòng nằm tại đường Hội Bài – Châu Pha – Đá Bạc, Thôn Hữu Phước – Xã Suối Nghệ – Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nằm trong khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Cách quốc lộ 56 6km, dễ dàng kết nối đến TP.HCM chỉ hơn 75km, đến cảng Thị Vải 16km
Trên đây là những thông tin về các kcn lớn Việt Nam. Có thể nói, dù được hình thành và có thâm niên hoạt động từ rất lâu hay những đơn vị còn non trẻ thì cũng đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển chung của cả nước.
Từ khóa: các kcn ở việt nam,kcn ở việt nam, khu công nghiệp ở việt nam, các kcn lớn việt nam, các kcn việt nnam, kcn việt nam.