Tổng quan quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng

Hải Phòng – thành phố biển xinh đẹp và cũng là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc Việt Nam, đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ các dự án khu công nghiệp. quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng đã đóng góp không nhỏ vào việc tạo nên một môi trường kinh doanh thúc đẩy sự phát triển bền vững, thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư tại đây.

quy-hoach-cac-khu-cong-nghiep-hai-phongPhân vùng không gian phát triển hạ tầng ngành Công nghiệp TP Hải Phòng  (nguồn: duan24h.net)

Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng phân vùng phát triển

Vành đai kinh tế công nghiệp từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thuỷ Nguyên), phía Tây (dọc quốc lộ 10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) kết nối với mạng lưới khu, cụm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng:

Thành phố ưu tiên bố trí các Khu, Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng và cụm công nghiệp tập trung quy mô vừa và lớn, gắn kết với hạ tầng giao thông đối ngoại, không phát triển các khu cụm dân cư nhỏ lẻ đan xen, phân tán để luôn duy trì được quỹ đất dự trữ phát triển công nghiệp cho tương lai.

Năm khu vực được quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng

Khu vực phát triển công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải gắn với cảng biển thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải): giữ lại Khu vực công nghiệp Đình Vũ, Nam Đình Vũ, Nam Tràng Cát, Lạch Huyện; bổ sung thêm các Khu vực phát triển công nghiệp: Đảo Cái Tráp, Lạch Huyện mở rộng (Cát Hải) v.v…

Ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp điện tử, điện gia dụng, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ vận tải biển, công nghiệp hỗ trợ công nghệ IT, logistic .v.v…

Khu vực phát triển công nghiệp phía Bắc: giữ lại Khu vực công nghiệp Thuỷ Nguyên – VSIP, khu vực công nghiệp Bến Rừng, Minh Đức – Tràng Kênh; bổ sung thêm Khu vực công nghiệp Tam Hưng – Ngũ Lão và Bến Rừng 2 (Thuỷ Nguyên); bỏ các khu vực công nghiệp Gia Minh, Gia Đức.

Thành phố khuyến khích áp dụng công nghệ sạch đối với khu vực công nghiệp cũ, phát triển công nghiệp đa ngành công nghiệp tổng hợp, cơ khí chính xác, sản xuất linh kiện, phụ tùng máy cơ khí, ứng dụng công nghệ cao.v.v…

Khu vực phát triển công nghiệp phía Tây (dọc Quốc lộ 10): giữ lại Khu vực công nghiệp Nam Cầu Kiền, Nomura, An Hưng – Đại Bản, An Dương, Tràng Duệ, Cầu Cựu; bổ sung thêm Khu vực công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn 3.

Khu vực này uu tiên phát triển loại hình công nghiệp cơ khí chế tạo các sản phẩm cơ khí phụ vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, cơ khí chính xác, sản xuất kinh kiện, phụ tùng máy cơ khí có ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao.v.v…

Khu vực phát triển công nghiệp phía Tây Nam (xung quanh thị trấn Vĩnh Bảo), giữ lại các khu vực công nghiệp An Hoà, Giang Biên II, Vinh Quang (Vĩnh Bảo); các Cụm công nghiệp Dũng Tiến, Tiên Thanh; bổ sung thêm Khu công nghiệp thị trấn Vĩnh Bảo. Ưu tiên phát triển công nghiệp đa ngành hỗ trợ các ngành công nghiệp mũi nhọn, chế biến ứng dụng công nghệ cao.v.v..

Khu vực phát triển công nghiệp phía Đông Nam (dọc sông Văn Úc và tuyến cao tốc ven biển): giữ lại Khu vực công nghiệp Vinh Quang (đã được đổi tên thành Khu công nghiệp Tiên Lãng 1 và Khu công nghiệp Tiên Lãng 2), Ngũ Phúc – Kiến Thuỵ, các Cụm công nghiệp Tiên Lãng, Tân Trào, Chiến Thắng, An Thọ; bổ sung thêm các Khu vực công nghiệp Đoàn Xá, Tam Cường -Vĩnh Bảo, Khu vực công nghiệp sân bay Tiên Lãng.

Khu vực này ưu tiên phát triển công nghiệp đa ngành, cơ khí chế tạo các sản phẩm cơ khí siêu trường, siêu trọng, tàu thuỷ, công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ công nghệ IT, công nghệ sinh học.

3. 26 cụm công nghiệp (CCN)

Giai đoạn 2020-2025 thành phố chủ trương thành lập 26 CCN, trong đó có 2 CCN mở rộng quy mô, cụ thể như sau:

CCN thị trấn Tiên Lãng,

CCN Tàu thuỷ An Hồng,

CCN thị trấn Tiên Lãng (49,64 ha);

CCN thị trấn Tiên Lãng mở rộng (25 ha);

CCN An Hồng (41,7 ha);

CCN Tàu thủy An Hồng (mở rộng) (63,83 ha).

CCN Cẩm Văn (34,88 ha) (huyện An Lão);

CCN Chiến Thắng (30ha) Huyện An Lão);

CCN An Thọ ( 50 ha) (Huyện An Lão),;

CCN Cửa Hoạt – Quán Thắng (45 ha) (huyện An Lão); CCN Tân Trào (75ha) (huyện Kiến Thụy);

CCN Cao Nhân – Kiền Bái (45 ha) (Huyện Thủy Nguyên);

CCN Kênh Giang – Đông Sơn (70 ha) (Huyện Thủy Nguyên);

CCN Kiền Bái (45 ha) (Huyện Thủy Nguyên);

CCN cơ khí và đúc Thủy Nguyên (30 ha);

CCN Tiên Cường I (27 ha) (huyện Tiên Lãng);

CCN Tiên Cường II (48,7 ha) (huyện Tiên Lãng);

CCN Tiên Cường III (44 ha); CCN Đại Thắng (21,3 ha);

CCN Quang Phục (50 ha) (Huyện Tiên Lãng);

CCN Giang Biên (58 ha) (huyện Vĩnh Bảo);

CCN Dũng Tiến – Giang Biên (50 ha) (Huyện Vĩnh Bảo);

CCN Nam Am (40 ha) (Huyện Vĩnh Bảo);

CCN làng nghề Cổ Am (20 ha) (Huyện Vĩnh Bảo);

CCN Quang Hưng (50 ha);

CCN Quyết Tiến (75 ha), CCN Đoàn Xá (62,3ha);

CCN làng nghề nước mắm Cát Hải (17,04 ha);

CCN phụ trợ Tràng Duệ (xã Hồng Phong) (75 ha).

(nguồn: duan24h.net)

quy-hoach-cac-khu-cong-nghiep-hai-phong-Quy hoạch các khu công nghiệp Hải Phòng đến năm 2030 (Nguồn: duan24h.net)

4. Mục tiêu phát triển công nghiệp

a. Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng – Xây dựng lộ trình bền vững

Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng đã được xem xét và thiết lập bởi chính quyền và các chuyên gia một cách cẩn thận, nhằm tạo ra một sự phân bố hợp lý và tối ưu cho các ngành công nghiệp khác nhau. Việc này giúp tận dụng tối đa tiềm năng hạ tầng và tài nguyên của từng khu vực, đồng thời giảm bớt áp lực về môi trường và tạo cơ hội cho việc phát triển bền vững.

b. Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng đã được thiết lập sao cho phù hợp với nhu cầu của các ngành sản xuất khác nhau. Từ cơ sở hạ tầng hiện đại đến các tiện ích phục vụ sản xuất và tiêu dùng, các khu công nghiệp ở Hải Phòng đều tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

c. Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng phát triển đa phương

Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng không chỉ dừng lại ở mức địa phương mà còn được thúc đẩy bởi sự hợp tác đa phương trong và ngoài nước, kết nối với các tỉnh thành xung quanh gồm Hà Nội, Quảng Ninh qua đường bộ, các tỉnh phía Nam qua đường bay và quốc tế qua đường biển. Sự kết hợp giữa các nguồn lực từ chính phủ, các doanh nghiệp địa phương và nước ngoài đang tạo ra một môi trường kinh doanh mở, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện.

5. Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng cơ hội đầu tư các Dự án Khu Công nghiệp tại Hải Phòng

Với quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng bài bản cùng mục tiêu phát triển bền vững thể hiện một tầm nhìn dài hạn của chính quyền, các dự án khu công nghiệp tại Hải Phòng đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng ông Lê Trung Kiên cho biết, đơn vị đã liên tục giới thiệu cơ hội đầu tư, tổ chức các hoạt động xúc tiến với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và mở rộng đến nhiều quốc gia khác ở các vùng lãnh thổ nhằm xúc tiến thương mại như: Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc.

Dự án FDI hiện nay trên địa bàn thành phố còn 872 dự án có hiệu lực, huy động các nhà đầu tư đến từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đầu đăng ký lên đến gần 24 tỷ USD. Trong đó, có 444 dự án FDI với tổng số vốn gần 22 tỷ USD tại các khu kinh tế, khu công nghiệp (số liệu năm 2022, nguồn haiphong.gov.vn).

Dự án khu công nghiệp tại Hải Phòng không chỉ hướng tới mục tiêu phát triển của một thành phố biển năng động mà còn thể hiện tầm nhìn và quyết tâm của thành phố trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng thông minh và sự hợp tác đa phương đã tạo ra một môi trường kinh doanh mở và hấp dẫn, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai.

Tag: dự án khu công nghiệp tại Hải Phòng, quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng